Skip links

Nâng cao chất lượng dạy, học và quản lý đào tạo trực tuyến với LMS của Thinking School

Dự án và quá trình hình thành dự án

Giảng dạy trên E-learning có đảm bảo chất lượng không? Có tương tác được với người học hay không? Đây là 2 câu hỏi nổi bật thường được các giảng viên và các nhà quản lý giáo dục đề cập khi trao đổi về giảng dạy trên E-learning. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học và quản lý đào tạo trực tuyến với Hệ thống quản lý học tập LMS của Thinking School ra đời để trả lời hai câu hỏi trên.

Từ năm 2015, đội ngũ sáng lập Thinking School đã nhận thấy các vấn đề chính về đào tạo như sau:

  • Xu hướng học tập online sẽ trở thành 1 xu hướng chính, tất yếu cho tương lai, 
  • Công nghệ thông tin sẽ là nền tảng quan trọng phải có trong giáo dục, 
  • Các hệ thống E-learning hiện nay của các trường sử dụng hầu hết trên nền tảng mã nguồn mở như Moodle chưa thực sự tiện dụng, chỉ mới đáp ứng nhu cầu cơ bản về học tập và giảng dạy, thiếu hẳn các chức năng quản lý lớp học, khóa học, người dùng, chất lượng, dữ liệu, phân tích, đánh giá, 
  • Các hệ thống khác như Blackboard hay Canvas phải mua và rất đắt tiền, 
  • Không chỉ các trường (phổ thông và đại học) có nhu cầu về các hệ thống học tập online, mà cộng đồng các doanh nghiệp cũng có nhu cầu rất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nội bộ của họ. 
  • Các đơn vị đang phát triển công nghệ này trên thị trường hầu hết là các công ty phần mềm. Các công ty này có ưu thế về kỹ thuật, nhưng lại không hiểu rõ nhu cầu của khách hàng là các sinh viên, học sinh, người học, giáo viên, quản lý đào tạo, quản lý chất lượng, quản lý nhân sự của các trường và các công ty. Nên sản phẩm của họ có không thực sự đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Vai trò của các chuyên gia phân tích nhu cầu khách hàng (Business Analysis) đã có nhưng còn mờ nhạt ở các công ty này.
  • Hiện nay nhiều hệ thống chưa được phát triển đồng bộ ví dụ như E-learning chưa đi kèm với Dashboard quản trị, với ứng dụng điện thoại, và với hệ thống Live streaming. Thinking School xây dựng 1 hệ thống kết nối đồng bộ giữa tất cả các thành phần tạo ra sự tiện lợi cao cho khách hàng và đồng bộ về quản lý dữ liệu.
  • Sự khác biệt rõ nét của nhóm phát triển của Thinking School là bên cạnh các thành viên giỏi công nghệ, Thinking School có các thành viên là các lãnh đạo, nhà quản lý, chuyên gia quản lý chất lượng đào tạo, giảng viên những người hết sức am hiểu nhu cầu của người dùng ở các vai trò khác nhau (người học, giáo viên, quản lý đào tạo, quản lý nhân sự, quản lý chất lượng, quản lý trường, quản lý doanh nghiệp). Thinking School phát triển công nghệ cho chính nhu cầu của mình và khách hàng mình. Thinking School sử dụng công nghệ của mình trong đào tạo hàng ngày nên các cải tiến diễn ra liên tục.
  • Ngoài việc chưa hiểu rõ nhu cầu khách hàng, các giải pháp về e-learning hiện nay chưa thực sự thành công còn vì các công ty phần mềm như đã nói không phải là các chuyên gia và lãnh đạo giáo dục nên không thể tư vấn hiệu quả cho khách hàng (nhà trường và các doanh nghiệp) triển khai hệ thống một các hiệu quả. Triển khai một hệ thống công nghệ học tập không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là vấn đề tư vấn giải pháp học tập, hướng dẫn lộ trình thay đổi thói quen học tập, giảng dạy, và quản lý học tập. Thinking School triển khai công nghệ học tập hiện đại Flipped Classroom (lớp học đảo ngược) trên nền tảng công nghệ LMS của mình, giúp khách hàng có thể triển khai hiệu quả hệ thống LMS.
  • Bên cạnh thị trường trong nước, đội ngũ của Thinking School có kinh nghiệm và quan hệ quốc tế sâu rộng nên tự xác định thị trường quốc tế là thị trường chính để cạnh tranh. 2019, Thinking School ở Thụy sĩ đã thành lập với sự tham gia của 3 giáo sư uy tín của Thụy sĩ trong hội đồng quản trị. Đây là nền tảng để Thinking School đưa công nghệ và sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế.

Mục tiêu, Sứ mệnh, tầm nhìn

Tầm nhìn:

  • Trở thành tổ chức giáo dục quốc tế, chất lượng cao, trên nền tảng công nghệ
  • Triết lý tư duy phản biện và giáo dục khai phóng là nền tảng của mọi chương trình đào tạo của trường

Sứ mệnh: Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng con người bằng giáo dục tư duy phản biện và khai phóng trên nền tảng công nghệ

Giá trị cốt lõi:

  • Đạo đức: Chúng tôi tin rằng đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất để sống, làm việc, đặc biệt quan trọng trong môi trường giáo dục. Chúng tôi cam kết thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của nghề nghiệp và áp dụng tinh thần này trong toàn bộ chương trình
  • Trí tuệ và chất lượng tư duy cao: không ngừng nâng cao trí tuệ và chất lượng tư duy cho đội ngũ, cộng đồng, và người học
  • Người học làm trung tâm: cam kết mang đến giá trị cao nhất cho người học và tổ chức của học. Đối xử công bằng và quý trọng họ
  • Học tập suốt đời: liên tục cập nhật những nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu mới nhất, hiện đại nhất. Hướng đến phát triển đội ngũ, người học, và cộng đồng ở mức sáng tạo cao nhất.
  • Hạnh phúc: môi trường làm việc mang đến hạnh phúc cho nhân viên, giảng viên, học viên, và cộng đồng. Hạnh phúc được hiểu là sự bền vững, hài hòa ở các tài sản tinh thần và vật chất.

Đội ngũ quản lý: 

Nhóm các sáng lập viên có thâm niên công tác trong môi trường giáo dục đại học từ 10-22 năm. Trong đó, TS. Vũ Thế Dũng – CEO của Thinking School – nguyên là Phó Hiệu Trưởng của trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc Gia TP.HCM. Các đồng sáng lập cũng là các giảng viên và chuyên gia IT nhiều năm công tác tại trường Đại học Bách khoa. Các thành viên khác như PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam, GS. TS. Dieter Reineke vừa là giảng viên, vừa là lãnh đạo về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, rất có kinh nghiệm trong quản lý giáo dục và áp dụng công nghệ vào giáo dục ở Việt Nam và quốc tế.

Sản phẩm

1. Phần mềm E-learning

  • Không gian để doanh nghiệp có thể đưa các tài liệu đã được số hóa
  • Không gian để người xem vào xem các nội dung được số hóa
  • Các nội dung số hóa được thể hiện ở dạng: slide, word, pdf, video, bài viết được đưa lên trực tiếp
  • Đối với môn học phần mềm sẽ đưa lên các nội dung: bài giảng (videos, slide, words), bài kiểm tra cá nhân, bài tập nhóm, cá nhân, diễn đàn thảo luận, tương tác giữa học viên giảng viên,…
  • Đối với các nội dung khác như thông báo, cần đánh giá nhanh thì đưa lên như hình thức môn học, và toàn thể nhân viên có thể tham gia vào

2. Phần mềm quản trị (Dashboard)

Đây là hệ thống nhằm giúp giảm tải các công việc hành chính cho người dùng và thông tin được ở thời gian thực. Có 4 nhóm người dùng được xây dựng hệ thống quản lý cụ thể:

  1. Người học: kiểm soát được tiến độ học tập, bài kiểm tra, bài tập đã nộp chưa, mức điểm đạt được bao nhiêu, số giờ trên hệ thống (thời gian học), có đạt được chứng chỉ gì không, giảng viên có góp ý gì không, đặc biệt nếu lớp học có tương tác với giảng viên có điểm danh thì biết được mình có đi học mà thầy có điểm danh cho mình hay không,… thông qua đó tạo động lực thúc đẩy học viên tự học một cách chăm chỉ.
  2. Giáo viên: quản lý được lớp của mình cụ thể. Số lượng học viên trong lớp; Bài tập nộp về; Bài tập đã chấm; Các góp ý cho học viên; Mức độ tương tác của các học viên; Mức độ học viên và giảng viên tương tác; Đánh giá của học viên cho giảng viên; Tổng kết nhanh về tình hình lớp học sinh xuất sắc, học sinh nhận được chứng chỉ, học sinh nhận được điểm thưởng.
  3. Quản lý:  Nhân sự trong công ty hoặc quản lý đào tạo/ hiệu trưởng hiệu phó phụ trách đào tạo. Đối với nhóm quản lý tính năng trang quản lý tương tự như giảng viên, có báo cáo tổng quan hơn. Điểm số của học viên: Chỉ được xem không tác động được (giảng viên chấm, điều chỉnh); Xem được góp ý của giảng viên cho học viên trong lớp; Xem được tổng quan tình học của học viên và các thống kê chung; Xem được báo cáo về mức độ hài lòng của học viên với khóa học; Bảng so sánh giữa các lớp trong cùng một môn để đánh giá giảng viên các lớp.
  4. Phụ trách chất lượng: Nếu là công ty lớn hoặc trường học thì đây là công tác quan trọng do đó trang quản lý cũng được thiết kế để có những báo cáo hỗ trợ giải quyết công việc cho nhóm này, cụ thể. Đánh giá của học viên; Thống kê đánh giá theo giảng viên; Thống kê đánh giá theo khóa học; So sánh đánh giá các lớp, các giảng viên; Thống kê theo các tiêu chuẩn chất lượng được thiết kế trước đó.

3. Phần mềm tương tác trực tuyến thời gian thực

Khi dịch xuất hiện các đơn vị sử dụng nhiều nền tảng khác nhau để giảng dạy như Ms Team, Skype, Zoom, Zalo, Face,… tuy nhiên các ứng dụng này là ứng dụng riêng lẻ chưa tích hợp vào hệ thống để thành một thể thống nhất. Tại Thinking School phần mềm tương tác được xây dựng thiết kế và tích hợp vào hệ thống LMS như 1 cấu phần không thể tách rời. Với phần mềm này, giảng viên, học viên tương tác với nhau ở thời gian thực với đầy đủ chức năng: Nói; nghe; chat nhóm, chat riêng cá nhân; chia sẻ webcam; chia sẻ video; chia sẻ file; khảo sát nhanh; chia nhóm; lưu danh sách; cùng nhau thảo luận đóng góp ý kiến trên 1 nền tảng; các công cụ như bảng để để giảng viên có thể thao tác.

4. Ứng dụng di động

Đây là nền tảng tạo ra sự linh động cho người dùng, họ có thể xem thông tin ở bất cứ đâu với chiếc điện thoại thông minh có internet.

Hiện tại người dùng sử dụng Android hay IOS đều có thể download ứng dụng Thinking School về máy để sử dụng.

Triển vọng phát triển:

  • Hệ thống của Thinking School có thể áp dụng rất tốt cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, và các trường (từ phổ thông, cho đến cao đẳng, đại học). Phương thức triển khai trên nền tảng web nên rất đơn giản và linh hoạt. 
  • Vấn đề về hỗ trợ tương tác được ưu tiên khi phát triển hệ thống trong tương lai có thể giúp xóa đi khoảng cách giữa việc học online với offline.
  • Phát triển hệ thống Dashboard quản lý chuyên sâu và hướng tới chuyển đổi số 100% các hoạt động từ tuyển sinh đến đào tạo, đảm bảo chất lượng.
  • Thay đổi nhận thức của người dạy, người học từ đó thay đổi nhận thức của lãnh đạo các trường học, doanh nghiệp áp dụng triệt để hệ thống LMS.
  • Triệt để áp dụng kỹ thuật số hiện đại để cải thiện chất lượng của hệ thống LMS: Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu.